Vào ngày kỷ niệm ba mươi năm kết hôn, tôi được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối.
Người chồng là cán bộ cao cấp lại đưa cho tôi một tờ đơn ly hôn.

“Thẩm Tố Quyên, chúng ta ly hôn đi. Anh ra đi tay trắng, tiền bạc trong nhà để lại hết cho em chữa bệnh.”

“Tại sao?” – Tôi khàn giọng hỏi anh ta.

Chồng tôi thản nhiên trả lời:

“Em không thể chết với danh nghĩa là vợ của anh được, nếu không thì Vãn Vãn chỉ có thể trở thành vợ kế của anh.”
“Vãn Vãn vốn kiêu ngạo, cô ấy không chịu được sự uất ức đó đâu.”

Tôi phun ra một ngụm máu đen, không cam lòng nhắm mắt lại.

Mở mắt ra lần nữa, tôi đã quay về đêm tân hôn.

Người đàn ông hai mươi ba tuổi – Dư Chu – nói với tôi:

“Thẩm Tố Quyên, tôi có thể cưới cô, nhưng sẽ không chạm vào cô.”
“Tôi đã hứa với Vãn Vãn, cả đời này sẽ giữ thân trong sạch vì cô ấy.”

Tôi gật đầu:

“Vậy thì ly hôn đi.”

1

Đêm tân hôn, tiệc rượu náo nhiệt vừa tan.
Dư Chu ngồi trên ghế dựa, nghiêm mặt nhìn tôi:

“Thẩm Tố Quyên, chúng ta nói chuyện đi.”
“Cô cũng biết, tôi và Thường Vãn bị gia đình ép phải chia tay, tôi… tôi không quên được cô ấy.”
“Tôi có thể cho cô danh phận, tiền lương cũng đưa hết cho cô, nhưng con người tôi… không thể cho cô.”
“Tôi đã hứa với Thường Vãn, trước khi cô ấy quay lại tìm tôi, tôi sẽ giữ mình vì cô ấy…”

Nghe những lời quen thuộc ấy, đầu óc tôi chợt trở nên mơ hồ.
Tôi đã trọng sinh rồi.
Trở lại đêm tân hôn, ngày mà chồng tôi – Dư Chu – bày tỏ thẳng thắn với tôi.

2

Kiếp trước, tôi còn non nớt, bị cảm động bởi mối tình khổ sở sâu đậm của anh ta với Trần Thường Vãn, liền gật đầu đồng ý chẳng chút nghĩ ngợi.
Bởi vì, Dư Chu nói với tôi rằng: nếu không tìm người kết hôn giả, gia đình anh ta sẽ không tha cho Thường Vãn.
Lúc ấy, Trần Thường Vãn là tiểu thư nhà tư sản bị đưa đi cải tạo ở nông trường.
Còn Dư Chu là con một của nhà họ Dư ba đời làm quân nhân, được kỳ vọng rất nhiều.

Gia đình Dư Chu vì tương lai của anh ta, nhất quyết không chấp nhận để anh cưới một tiểu thư tư sản.
Để xoa dịu anh, nhà họ Dư đồng ý rằng ngoài Trần Thường Vãn ra, chỉ cần lý lịch cô gái tốt, anh cưới ai cũng được.

Cuối cùng, Dư Chu chọn tôi.
Vì tôi là con nhà ba đời nông dân nghèo, lý lịch trong sạch.
Cũng vì tôi từ nông thôn lên, ngây thơ dễ dạy bảo.

Nhưng kiếp này, Dư Chu, tôi không muốn trở thành một phần trong mối tình bi lụy của hai người nữa.
Tôi ngẩng đầu lên, bình tĩnh nhìn anh ta:

“Tôi hiểu rồi. Vậy làm phiền anh ngày mai cùng tôi lên xã làm thủ tục ly hôn nhé.”

Dư Chu sửng sốt nhìn tôi:

“Tại sao?”

Tôi khẽ cười, đôi má lúm sâu hiện rõ:

“Bởi vì tôi cũng bị ép cưới anh.”
“Trong lòng tôi cũng có người khác, mà người đó… cũng giống như Vãn Vãn của anh vậy. Giờ tôi chưa thể cưới anh ấy.”

Trong khoảnh khắc ấy, tôi thấy vẻ mặt của Dư Chu như thể vừa nuốt phải một con ruồi sống vậy.
Tôi thầm cười lạnh.
Tại sao anh có thể giữ một hình bóng trong tim…
Còn tôi thì không thể có một nốt chu sa?

3
Nghe tôi nói trong lòng mình cũng có người khác, Dư Chu kéo khóe miệng, nở một nụ cười gượng gạo đến khó coi.

“Vậy à… thế cũng tốt.”
“Như vậy thì giữa chúng ta coi như không ai nợ ai.”
“Nhưng mà… ly hôn thì thôi đi, dù sao hiện tại cô cũng chưa thể cưới anh ta.”

Tôi kiên quyết lắc đầu:

“Không được! Anh ấy là người tự trọng, tôi không muốn để người ta nói rằng, anh ấy là kẻ chen chân vào hôn nhân của chúng ta.”

Sắc mặt Dư Chu càng khó coi hơn, đang định mở miệng nói gì đó,
tôi đã ôm lấy chiếc chăn bông hoa to mà mẹ tôi chuẩn bị làm của hồi môn.

“Tôi sợ sau này anh ấy ghen, nên tối nay… chúng ta ngủ riêng đi.”

Nhìn vẻ mặt kinh ngạc của Dư Chu, trong lòng tôi thấy hả hê vô cùng.
Kiếp này, đến lượt anh nếm thử cảm giác cô đơn trằn trọc suốt đêm, ôm gối nằm suông một mình rồi!

4
Sáng hôm sau tỉnh dậy, nhìn căn nhà lạnh tanh, bếp núc nguội ngắt, tôi chẳng buồn nấu nổi bữa sáng.
Dư Chu ngẩn người một lúc, rồi kéo khóe miệng cười gượng:

“Tố Quyên, dù gì thì chúng ta cũng nên làm ra vẻ là vợ chồng chứ?
Dù chỉ là hình thức, thì ba bữa cơm trong ngày, em cũng nên nấu lấy chút gì chứ?
Nhà mà lạnh lẽo thế này, còn ra thể thống gì?”

Phải rồi, kiếp trước con ngốc là tôi, cũng từng nghĩ như vậy.
Kiếp trước, vì muốn che đậy mối tình không thể công khai giữa Dư Chu và Trần Thường Vãn,
tôi nhẫn nhịn tủi thân, làm dâu hiền vợ đảm — đi chợ nấu cơm, giặt giũ lau nhà,
chăm lo cái nhà nhỏ của tôi và Dư Chu đâu vào đấy.

Thế nhưng thực chất, mỗi ngày tan làm về, tôi và Dư Chu chẳng khác gì hai người bạn cùng thuê nhà.Đọc full tại page Nguyệt hoa các
Ăn xong là ai về phòng nấy, không nói thêm một lời.
Suốt ba năm! Anh ta vẫn giữ lời hứa với “bạch nguyệt quang”, chưa từng chạm vào tôi một lần.

Ba năm sau, cha chồng tôi nhập viện vì ung thư gan, mẹ chồng sức khỏe cũng yếu.
Vì áp lực dư luận và đạo lý, tôi – người con dâu – đành phải nghỉ việc về nhà chăm sóc họ.
Không ngờ, sự chăm sóc ấy kéo dài suốt mười hai năm.

Cha chồng bệnh nặng mất sau ba năm, kế đó mẹ chồng cũng bị chẩn đoán có khối u.
Những năm đó, tôi ngày đêm ở bệnh viện, lo ăn lo uống, lo vệ sinh cho họ,
gầy đến mức sụt hơn ba chục ký, gió thổi qua là có thể bay được.

Vậy mà sau khi tiễn đưa cha mẹ chồng, tôi trở về khu tập thể quân đội – nơi từng là mái nhà nhỏ của tôi và Dư Chu,
lại phát hiện chốn ấy đã bị bạch nguyệt quang của anh ta – **Trần Thường Vãn – chiếm mất rồi.

Chiều hôm đó, tôi đứng trước cửa nhà, nhìn Dư Chu mặc quân phục thẳng thớm,
đẩy cửa ghế phụ chiếc xe jeep.

Với ánh mắt dịu dàng, anh ta vươn tay ra đỡ một người phụ nữ —
Trần Thường Vãn mặc áo măng tô màu kaki, trang điểm thời thượng, đặt tay lên tay anh ta bước xuống đầy kiêu sa.

Thấy tôi đứng trước cửa, vẻ mặt Dư Chu thoáng hoảng hốt:

“Tố Quyên? Sao em lại về đây?”

Tôi nở một nụ cười đầy gượng gạo:

“Đây là nhà của tôi, sao tôi lại không thể về?”

Cả khu tập thể đều quay lại nhìn.
Trần Thường Vãn vừa thẹn vừa tức, hất tay Dư Chu ra, che mặt chạy đi trong nước mắt.

Dư Chu tức giận trừng mắt nhìn tôi, mất kiểm soát gào lên:

“Thẩm Tố Quyên! Đừng tưởng em đã chăm sóc cha mẹ anh bao nhiêu năm, lo hậu sự cho họ,
là anh sẽ biết ơn em, sẽ yêu em!”
“Ngay từ ngày kết hôn, anh đã nói rõ rồi – người anh yêu là Trần Thường Vãn!
Anh với em chỉ là vợ chồng trên danh nghĩa, không hề có thật!”

5
Tối hôm đó, Dư Chu và Trần Thường Vãn đều không quay về.

Thật ra, anh ta chỉ cần chờ thêm một phút nữa thôi là sẽ biết — lần này tôi trở về, không phải để làm vợ chồng với anh,
mà chỉ để lấy lại những thứ thuộc về tôi.
Tiện thể nói với anh rằng: giờ cha mẹ anh đều đã qua đời,
trên đời này không còn ai có thể ngăn cản anh và Trần Thường Vãn ở bên nhau nữa.

Tôi chỉ muốn chia tay trong yên ổn, nhân cơ hội này lấy tờ giấy ly hôn,
để đôi uyên ương khổ mệnh ấy có thể đường đường chính chính mà đến với nhau.

Tôi cũng muốn nói với anh, những năm qua, tôi có oán, nhưng không có hận.
Dù anh đã khiến tôi sống như góa phụ suốt ba mươi năm,
nhưng cũng nhờ anh mà tôi được làm “người nhà quân nhân” suốt ba mươi năm, hưởng chế độ đãi ngộ quân nhân suốt chừng ấy thời gian.

Thậm chí, trước khi qua đời, mẹ chồng còn nắm tay tôi nói:

“Những năm qua là nhà họ Dư nợ con.”

Bà còn nói:

“Nếu con không muốn sống với Dư Chu nữa thì hãy ly hôn.
Mẹ để dành cho con năm ngàn tệ và một căn nhà.
Dù có ly hôn, con cũng không đến mức không nơi nương tựa.”

Rõ ràng là tôi đã hạ quyết tâm, muốn chia tay trong hòa thuận.
Vậy mà Dư Chu cứ như bị trúng tà, nhất mực cho rằng tôi đã chăm sóc cha mẹ chồng nhiều năm
là để dùng điều đó trói buộc anh ta bằng đạo đức, khiến anh ta suốt đời không dám ly hôn với tôi.

Kiếp trước, chính vì những hiểu lầm như thế, chúng tôi bỏ lỡ nhau.
Vì sĩ diện của Trần Thường Vãn, anh ta xin điều chuyển công tác, dẫn người trong lòng rời về vùng biên giới xa xôi.
Còn tôi thì ở lại quê nhà, gánh chịu đủ điều tiếng,
cuối cùng mắc bệnh ung thư dạ dày,
trước khi chết còn bị ép phải ly hôn…